Bảng chiều cao cân nặng bé gái, chiều cao cân nặng bé trai chuẩn Tổ chức Y tế thế giới WHO Update Tháng 9 2023

Chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai, bé gái theo lứa tuổi là một trong những quan tâm hàng đầu của các ông bố bà mẹ. Nắm được nhu cầu đó, Ths Thúy Liễu cùng cộng sự đã căn cứ vào trang web của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO tham khảo và biên soạn bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO.

Bảng chiều cao cân nặng này được thiết kế đơn giản nhất, tra cứu trực quan, đầy đủ nhất từ 0 -18 tuổi để gửi tới cha mẹ. Trong nội dung bài viết cũng như tại trang Web này còn nhiều bài viết liên quan giúp cha mẹ cải thiện chiều cao cân nặng cho con, cách chăm sóc nuôi dạy con khoa học. Các bài viết được biên soạn công phu, tỉ mỉ bởi những chuyên gia dinh dưỡng, giáo dục hàng đầu Việt Nam.

Chú ý: Từ nay, khi muốn xem chiều cao cân nặng của trẻ Update từng tháng, cha mẹ chỉ cần gõ chieucaocannang.vn, chỉ mất 5 giây!

1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai, bé gái chuẩn năm 2023 theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới 

 Chú ý: Click vào ảnh để phóng to, cuộn xuống dưới xem Full chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 18 tuổi.

bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO 2023

Theo yêu cầu của nhiều cha mẹ, chieucaocannang.vn tách làm 2 bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo giới tính và theo lứa tuổi như sau để cha mẹ có thể dễ dàng theo dõi.

✅ Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 – 10 tuổi theo WHO

bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn WHO

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0 -10 tuổi theo WHO

bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn who

 Hướng dẫn cách xem bảng chiều cao cân nặng của trẻ:

Để xác định mức độ phát triển của trẻ dựa vào bảng chiều cao cân nặng theo chuẩn WHO, cha mẹ cần tính chính xác tuổi hoặc số tháng tuổi của con. Theo quy định mới của Tổ chức Y tế thế giới WHO: Tháng tuổi của trẻ sẽ được tính tròn tháng, nghĩa là nếu trẻ chưa đủ 30 ngày tuổi thì tính là 0 tháng tuổi. Nếu trẻ 11 tháng 21 ngày thì tính là 11 tháng.

Cha mẹ cần thực hiện việc cân, đo cho trẻ theo định kỳ và sử dụng bảng chiều cao cân nặng theo chuẩn WHO này như một công cụ để đánh giá mức độ phát triển của con. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên cân/đo trẻ mỗi tháng 1 lần. Trẻ từ 1 – 2 tuổi, 3 tháng cha mẹ kiểm tra chiều cao cân nặng của trẻ một lần. Trẻ trên 2 tuổi, cần theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ 6 tháng 1 lần.

Sau khi xác định được chiều cao cân nặng của con, cha mẹ sử dụng bảng chiều cao cân nặng với các thông số mà chieucaocannang.vn đã cung cấp. Bảng này đã phân tách rõ các chỉ số theo giới tính để đảm bảo tính chính xác. Đối với bé trai, cha mẹ dóng từ cột tháng tuổi sang bên trái. Đối với bé gái, cha mẹ dóng sang cột bên phải. Các chỉ số về chiều cao và cân nặng đã được thể hiện rõ ràng theo tháng tuổi và theo giới tính, giúp cha mẹ dễ dàng tham khảo.

Ở mỗi chỉ số (chiều cao/cân nặng) đều được chia 3 mức độ -2SD, TB, +2SD. Những chỉ số này có ý nghĩa là gì?

-2SD: Mức báo động trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân/thấp còi. Nếu trẻ dưới ngưỡng này, nghĩa là trẻ đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, nhẹ cân/thấp còi. Cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng.

TB: Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.

+2SD: Mức báo động trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao). Nếu trẻ vượt ra ngoài mức này, cha mẹ cũng cần đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng.

Cha mẹ chú ý: 

Khi so sánh chiều cao cân nặng của con với bảng tiêu chuẩn, nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến chỉ số trung bình rồi vội vàng đánh giá sự phát triển của con. Khi thấy con không đạt tiêu chuẩn trung bình, nhiều mẹ cho rằng con thấp còi/nhẹ cân. Điều này là không đúng.

Để đánh giá con có suy dinh dưỡng/béo phì hoặc nhẹ cân/thấp còi hay không, cần nhìn vào các chỉ số -2SD hoặc +2SD. Nếu con trong khoảng giới hạn cao hơn -2SD và thấp hơn +2SD thì nghĩa là con đang phát triển bình thường. Ví dụ, bé trai 10 tháng tuổi, nặng 8kg, cao 70cm, mặc dù các chỉ số này của trẻ thấp hơn mức trung bình, nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép, tức là cao hơn -2SD và thấp hơn mức +2SD thì nghĩa là con vẫn đang phát triển bình thường.

Mức độ trung bình theo chiều cao cân nặng chỉ là giá trị trung bình được WHO tính toán sau khi tiến hành cân, đo, khảo sát trên số lượng rất nhiều trẻ. Trong đó, những trẻ này có thể được lựa chọn từ các quốc gia trên thế giới, với điều kiện phát triển khác nhau, chế độ dinh dưỡng khác nhau, phương pháp chăm sóc khác nhau. Vì vậy, chỉ số trung bình không phải yếu tố duy nhất được sử dụng để đánh giá sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp cần báo động

1.1 Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi:

Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn từ 0 – 12 tháng tuổi:

Tháng tuổi bé gáiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
Mới sinh49.13.2
1 tháng53.74.2
2 tháng57.15.1
3 tháng59.85.8
4 tháng62.16.4
5 tháng64.06.9
6 tháng65.77.3
7 tháng67.37.6
8 tháng68.77.9
9 tháng70.18.2
10 tháng71.58.5
11 tháng72.88.7
12 tháng74.08.9

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 0 – 12 tháng tuổi:

Tháng tuổi bé traiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
Mới sinh49.93.3
1 tháng54.74.5
2 tháng58.45.6
3 tháng61.46.4
4 tháng63.97.0
5 tháng65.97.5
6 tháng67.67.9
7 tháng69.28.3
8 tháng70.68.6
9 tháng72.08.9
10 tháng73.39.2
11 tháng74.59.4
12 tháng75.79.6

 

 1.2 Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi:

 Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn từ 13 – 24 tháng tuổi:

Tháng tuổi bé gáiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
13 tháng75.29.2
14 tháng76.49.4
15 tháng77.59.6
16 tháng78.69.8
17 tháng79.710.0
18 tháng80.710.2
19 tháng81.710.4
20 tháng82.710.6
21 tháng83.710.9
22 tháng84.611.1
23 tháng85.511.3
24 tháng86.411.5

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 13 – 24 tháng tuổi:

Tháng tuổi bé traiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
13 tháng76.99.9
14 tháng78.010.1
15 tháng79.110.3
16 tháng80.210.5
17 tháng81.210.7
18 tháng82.310.9
19 tháng83.211.1
20 tháng84.211.3
21 tháng85.111.5
22 tháng86.011.8
23 tháng86.912.0
24 tháng87.812.2

1.3 Chiều cao cân nặng của trẻ từ 2,5 – 10 tuổi:

Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn từ 2,5 – 10 tuổi:

Tháng tuổi bé gáiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
2,5 tuổi90.712.7
3 tuổi95.113.9
3,5 tuổi99.015.0
4 tuổi102.716.1
4.5 tuổi106.217.2
5 tuổi109.418.2
5,5 tuổi112.219.1
6 tuổi115.120.2
6,5 tuổi118.021.2
7 tuổi120.822.4
7,5 tuổi123.723.6
8 tuổi126.625.0
8,5 tuổi129.526.6
9 tuổi132.528.2
9,5 tuổi135.530.0
10 tuổi138.631.9

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 2,5 – 10 tuổi:

Tháng tuổi bé traiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
2,5 tuổi91.913.3
3 tuổi96.114.3
3,5 tuổi99.915.3
4 tuổi103.316.3
4.5 tuổi106.717.3
5 tuổi110.018.3
5,5 tuổi112.919.4
6 tuổi116.020.5
6,5 tuổi118.921.7
7 tuổi121.722.9
7,5 tuổi124.524.1
8 tuổi127.325.4
8,5 tuổi129.926.7
9 tuổi132.628.1
9,5 tuổi135.229.6
10 tuổi137.831.2

1.4 Chiều cao cân nặng của trẻ từ 11 – 18 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 11 – 18 tuổi:

Tuổi bé gáiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
11 tuổi14436.9
12 tuổi149.841.5
13 tuổi156.745.8
14 tuổi158.747.6
15 tuổi159.752.1
16 tuổi161.553.5
17 tuổi162.554.4
18 tuổi16356.7

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 11 – 18 tuổi:

Tuổi bé traiChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
11 tuổi143.535.6
12 tuổi149.139.9
13 tuổi156.245.3
14 tuổi163.550.8
15 tuổi170.156.0
16 tuổi173.460.8
17 tuổi175.264.4
18 tuổi175.766.9

 2. Sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ từ khi sinh đến lúc trưởng thành

Một đứa trẻ khi mới sinh ra trung bình nặng khoảng 3kg. Các bé gái nặng khoảng 3,1kg và các bé trai nặng khoảng 3,3kg. Khi được khoảng 4 tháng tuổi, cân nặng của trẻ tăng gấp đôi và khi tròn 1 tuổi, cân nặng tăng gấp 3 so với lúc mới sinh.

Trẻ sơ sinh trung bình dài 49,5cm. Trong đó, các bé gái thường dài khoảng 49,2cm và chiều dài của bé trai là 49,9cm. Trong 3 tháng đầu trẻ thường tăng khoảng 3cm mỗi tháng. 3 tháng tiếp theo, chiều dài tăng khoảng 2-2,5cm mỗi tháng. Đến lúc tròn 1 tuổi, trẻ tăng tổng cộng khoảng 25cm, lúc này chiều dài của trẻ khoảng 75cm.

Giai đoạn từ 2 – 10 tuổi, cân nặng của trẻ vẫn tăng đều từ 2 – 3kg mỗi năm và chiều cao tăng từ 5 – 7cm/năm.

Giai đoạn trẻ từ 11 – 18 tuổi, đây là giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn mà chiều cao của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này, trẻ có thể tăng từ 8 – 12cm/năm.

Như vậy, bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 18 tuổi chuẩn WHO rất đầy đủ đã được mà Website chieucaocannang.vn giới thiệu và gửi tới cha mẹ. Tuy nhiên, vấn đề cách đo chiều cao cân nặng của trẻ như thế nào cho đúng thì chưa chắc cha mẹ đã biết.

 3. Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ.

3.1 Cách đo chiều cao

Phương pháp đo chiều cao của trẻ sẽ được thực hiện khác nhau với trẻ ở các lứa tuổi khác nhau. Cha mẹ dựa trên nguyên tắc xác định tuổi hoặc tháng tuổi của con để biết nên đo chiều cao của trẻ bằng cách nào. Đối với trẻ dưới 2 tuổi (<24 tháng), cha mẹ đo chiều cao nằm. Đối với trẻ trên 2 tuổi (>=24 tháng), cha mẹ đo chiều cao đứng.

  • Cách đo chiều cao nằm

Để đảm bảo tính chính xác khi đo, trẻ 24 tháng tuổi sẽ được đo chiều cao nằm. Nguyên nhân bởi vì trẻ ở lứa tuổi này chưa thể làm theo được các yêu cầu của chuyên gia đo hoặc của người lớn trong quá trình đo chiều cao đứng.

Người ta thường sử dụng thước đo chuyên dụng để đo chiều cao nằm của trẻ. Thước đo này có thể là loại gắn liền với cân điện tử, có thể là thước đo gỗ, cũng có thể là loại thước đo bằng các chất liệu khác. Cha mẹ cũng có thể tự chế tạo thước đo ở nhà để đo cho trẻ, tuy nhiên cần đảm bảo tính chính xác của thước đo. Khi đo chiều cao nằm cho trẻ, cha mẹ thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Đặt thước đo trên mặt phẳng nằm ngang, có thể là trên bàn hoặc trên sàn nhà.

Bước 2: Để trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo, mắt nhìn lên trần nhà, đầu chạm vào thanh chặn trên của thước. Lưu ý đặt trẻ nằm thẳng xuôi theo thước đo. Cha mẹ nhớ tháo bỏ giày, dép, mũ khi đo cho trẻ.

Bước 3: Người hỗ trợ giữ hai tai để đầu của trẻ chạm vào thanh chặn trên. Người đo dùng thay chặn dưới (còn gọi là thanh chạy), một tay giữ đầu gối, một tay áp mạnh thanh chạy vào bàn chân trẻ.

Bước 4: Đọc kết quả trên thước sau đó cho trẻ ngồi dây. Chú ý, kết quả lấy 1 số lẻ thập phân (ví dụ: 67,5cm).

  • Cách đo chiều cao đứng

Khi trẻ trên 24 tháng tuổi, lúc này trẻ đã có thể đứng theo yêu cầu của người lớn, chúng ta đo chiều cao đứng. Thước đo chiều cao đứng cũng gồm nhiều loại: Thước dán tường, cân đo điện tử, thước gỗ…

Trước khi đo, cha mẹ/người đo cho trẻ bỏ giày, dép, mũ, quần áo bên ngoài và bắt đầu đo theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thước đo được đảm bảo độ chính xác cao, thước vuông góc với mặt sàn, không bị xiên, lệch, thước có độ chính xác về tỉ lệ.

Bước 2: Cho trẻ đứng sát vào tường hoặc thước đo. Hai bàn chân tạo thành hình chữ V. Các bộ phận như gót chân, bắp chân, mông, vai và đầu áp sát vào thước. Giữ đầu của trẻ thẳng, mắt nhìn phía trước, 2 tay để xuôi theo thân.

Bước 3: Người trợ giúp tay trái giữ gối, tay phải giữ cổ chân sao cho trẻ đứng thẳng, các bộ phận như gót chân, bắp chân vào thước. Người đo tay trái giữ trán hoặc cằm để cố định đầu của trẻ, tay phải cầm thanh trượt ép vào sát đỉnh đầu của trẻ.

Bước 4: Đọc kết quả trên thước đo và giúp trẻ bước ra khỏi thước. Kết quả đo được lấy 1 số lẻ thập phân.

3.2 Cách đo cân nặng

chiều cao cân nặng - cách đo cân nặng của trẻ

Để đo cân nặng của trẻ, người ta có thể sử dụng cân điện tử chuyên dụng, cân đồng hồ, thậm chí là cân điện tử dùng để đo người lớn. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính chính xác của cân để kết quả đo cân nặng là chính xác nhất.

Khi theo dõi cân nặng của trẻ, cha mẹ nên sử dụng một loại cân để thống nhất giữa các lần đo. Nếu trẻ còn nhỏ, nên sử dụng cân điện tử hoặc nếu là cân đồng hồ, cha mẹ nên sử dụng những loại cân có giới hạn cân và độ chia nhỏ nhất thấp để đảm bảo tính chính xác (ví dụ, trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, có thể chỉ cần dùng cân có giới hạn cân là 10kg, với độ chia nhỏ nhất là 50g).

Trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ cho trẻ cân bằng loại cân nằm hoặc cân ngồi. Trẻ trên 2 tuổi, có thể cho trẻ tự ngồi hoặc đứng. Các bước cân cho trẻ như sau:

Bước 1: Cởi bỏ quần áo, giày dép, mũ, đồ chơi và những thứ có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Đảm bảo những thứ trên người của con nhẹ nhất có thể để không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng. Nếu là mùa đông và trẻ mặc quần áo dày, cha mẹ/người cân đo cần “trừ bì” sau khi cân.

Bước 2: Kiểm tra kĩ cân (đảm bảo cân được đặt trên mặt phẳng, không vênh, kim chỉ thị ở mức 0), sau đó cho trẻ nằm/ngồi/đứng im lên cân.

Bước 3: Để cân ổn định và vạch chỉ thị không còn dao động hoặc nhảy số. Đọc số hiển thị trên cân. Ghi chính xác kết quả với 1 số lẻ thập phân (ví dụ: 10,9kg).

Bước 4: Giúp đỡ trẻ xuống cân.

Ngoài cách cho trẻ trực tiếp cân, cha mẹ có thể sử dụng cách cân gián tiếp, được gọi là “mẹ bồng con”. Cách cân này được sử dụng với trường hợp trẻ không thể tự ngồi/đứng lên cân, hoặc không có cân phù hợp cho trẻ nhỏ. Lúc này, chúng ta sử dụng cân dùng để cân người lớn (cân điện tử, cân đồng hồ cỡ to). Cách cân như sau:

Bước 1: Đặt cân trên mặt phẳng sàn, cởi bỏ bớt quần áo, giày dép, mũ, đồ dùng trên người trẻ.

Bước 2: Mẹ bế con lên cân và đọc kết quả trên cân (lấy 1 số lẻ thập phân).

Bước 3: Mẹ đặt con xuống và bước lên cân một mình, đọc kết quả số cân của người mẹ (lấy 1 số lẻ thập phân).

Bước 4: Lấy kết quả cân lần 1 trừ kết quả cân lần 2 sẽ ra cân nặng của con.

 4. Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Để phát hiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, cách đơn giản nhất là sử dụng biểu đồ tăng trưởng chiều cao cân nặng. Cha mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy biểu đồ tăng trưởng ở nhiều nơi như sổ tiêm chủng, các tài liệu tham khảo về nuôi dạy con, hoặc nhanh nhất là tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến. Cha mẹ xác định số tháng tuổi của con và vẽ đường phát triển cân nặng/chiều cao theo tuổi.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng với chiều cao cân nặng của trẻ cần chú ý đến các chỉ số sau:

  • Cân nặng theo tuổi.
  • Chiều cao theo tuổi.
  • Cân nặng theo chiều cao.

Cha mẹ có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO cho trẻ dưới 10 tuổi bản rút gọn ở phía trên, hoặc theo dõi theo biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn của WHO như bên dưới:

Dựa vào biểu đồ cân nặng theo tuổi Z-Score, có thể xác định tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân/thừa cân/béo phì, cách xác định như sau:

Chỉ số Z – ScoreĐánh giá tình trạng của trẻ
<-3SDTrẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ nặng
<-2SDTrẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ vừa
-2SD<=Điểm Z<=2SDTrẻ bình thường
>2SDTrẻ thừa cân
>3SDTrẻ béo phì

Xác định tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ thông qua chỉ số chiều cao/chiều dài theo tuổi với Z-Score như sau: 

Chỉ số Z – ScoreĐánh giá tình trạng của trẻ
<-3SDTrẻ SDD thể thấp còi, mức độ nặng
<-2SDTrẻ SDD thể thấp còi, mức độ vừa
-2SD<=Điểm Z<=2SDTrẻ bình thường
>2SD 
>3SD 

Xác định tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm/thừa cân/ béo phì của trẻ thông qua chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-Score như sau:

Chỉ số Z – ScoreĐánh giá tình trạng của trẻ
<-3SDTrẻ SDD thể gầy còm, mức độ nặng
<-2SDTrẻ SDD thể gầy còm, mức độ vừa
-2SD<=Điểm Z<=2SDTrẻ bình thường
>2SDTrẻ thừa cân
>3SDTrẻ béo phì

 5. Làm thế nào để con tăng cân đều đặn và đủ chuẩn 

Muốn trẻ tăng cân đều và khoẻ mạnh, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Và nếu con gặp một trong các vấn đề đó, hãy tìm cách khắc phục, ắt hẳn con sẽ tăng cân trở lại.

Trẻ chậm tăng cân có thể xuất phát từ nhiều lý do như: Trẻ sinh non, nhẹ cân; trẻ hay ốm vặt, hệ miễn dịch kém; trẻ biếng ăn; trẻ bị rối loạn đường ruột; chế độ ăn không lành mạnh; trẻ ăn uống thiếu khoa học; trẻ nhiễm giun, sán…

Từ những nguyên nhân trên, cha mẹ có thể xác định được những cách giúp trẻ tăng cân và áp dụng một cách nghiêm túc, khoa học để con trở nên khoẻ mạnh, hào hứng với bữa ăn và tăng cân đều đặn.

  • Cho trẻ ăn uống đủ chất: Cần đảm bảo chế độ ăn của con có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nhóm tinh bột giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 65-70%; chất béo chiếm tỷ lệ từ 18-20%; chất đạm từ 12-14% và tỷ lệ còn lại thuộc về vitamin và khoáng chất.
  • Tăng cường sức đề kháng: Trẻ hay ốm yếu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sụt cân, biếng ăn, trẻ chậm lớn. Do đó, cha mẹ cần chú ý việc tăng cường sức đề kháng của con bằng cách cho con ăn uống đầy đủ, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, khuyến khích con vận động và tập luyện thường xuyên. Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ, giữ cho môi trường sạch sẽ và khô thoáng cũng là một cách để giúp trẻ tránh xa các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Tập thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh: Hạn chế cho con ăn đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa nhiều đường. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu calo tốt cho sức khoẻ của con lại kích thích trẻ tăng cân như các loại hạt, bơ, chuối, trứng, thịt gà, các loại cá, sữa…
  • Bảo vệ một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh: Để con có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng gây khó tiêu. Thay và đó, cần tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau củ quả, hạt, ngũ cốc. Ngoài ra, cần nhắc nhở con tập trung khi ăn, đặc biệt không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem TV;
  • Tẩy giun định kì: Trẻ nhiễm giun sán khiến cơ thể không hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó trẻ chậm tăng cân, thậm chí có thể sụt cân. Trẻ trở nên gầy yếu, thiếu máu, thiếu sắt… do đó, cha mẹ cần chú ý tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên.
  • Thiết kế bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng: Đối với những trẻ kén ăn, không hứng thú với việc ăn uống, có lẽ cha mẹ nên dành thời gian để nấu những bữa ăn hấp dẫn, đẹp mắt và sử dụng những loại thực phẩm mà con yêu thích để kích thích hứng thú ăn uống và cảm giác thèm ăn của trẻ.

 6. Làm thế nào để con cao lớn vượt trội?

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ bao gồm: Yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể dục thể thao. Yếu tố di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái nên không thể tác động được. Vì vậy, để cải thiện chiều cao cho con, hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và cho con luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Ngoài chế độ dinh dưỡng và tập luyện, thói quen hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Các nghiên cứu y khoa và các y bác sĩ hàng đầu thế giới khuyến cáo, giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của một đứa trẻ. Vậy ngủ như thế nào để cao lớn cũng là một vấn đề mà các cha mẹ cần hiểu rõ.

Dưới đây là những bí quyết cha mẹ cần nắm rõ để con cao lớn vượt trội trong tương lai trước khi quá muộn.

  • Chế độ dinh dưỡng:

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia cho việc cải thiện chiều cao của trẻ. Trong đó, để xương của trẻ chắc khoẻ và cơ thể tăng trưởng tốt thì canxi, vitamin D, vitamin K là những chất cần tăng cường cho trẻ nhiều hơn. Những chất này thường có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, chuối, các loại hạt, rau, củ, quả, ngũ cốc… Cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn không tốt cho sức khoẻ.

Về lý thuyết là như vậy, nhưng mỗi thời điểm khác nhau, cha mẹ cần có kiến thức về từng giai đoạn và đặc điểm phát triển của con để có tác động phù hợp. Cha mẹ nên biết rằng, có 2 thời điểm mà trẻ phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất là 1000 ngày đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì.

Giai đoạn 1000 ngày đầu đời được tính từ lúc bắt đầu hình thành bào thai tới khi tròn 2 tuổi, nghĩa là giai đoạn này bao gồm cả thời gian 9 tháng 10 ngày trẻ nằm trong bụng mẹ. Do đó, để con cao lớn hơn, mẹ bầu khi mang thai cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân trong quá trình mang thai và 6 tháng đầu sau sinh, đặc biệt là canxi. Khi sinh con, cố gắng cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầy và kéo dài cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi. Trẻ sau khi sinh đến 2 tuổi nên được bổ sung vitamin D&K2 hàng ngày để tăng cường tổng hợp canxi, tốt cho hệ cơ xương của trẻ.

Giai đoạn dậy thì: Cần bổ sung cho con những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển chiều cao như vitamin D, vitamin K và canxi. Đối với trẻ ở lứa tuổi này có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm (nếu không bị dị ứng). Vì vậy chỉ cần bổ sung những thực phẩm có chứa các loại vitamin này là đủ cho con.

  • Chế độ tập luyện:

Vận động thể thao không chỉ khiến cho hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, giúp xương dài ra, phát triển sụn khớp…mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế béo phì. Vậy chơi môn thể thao nào thì hiệu quả cho việc kích thích chiều cao của trẻ? Câu trả lời là những môn kích thích kéo dãn cơ thể đều tốt cho chiều cao như bơi, bóng rổ, bóng chuyền, xà đơn, nhảy dây, đạp xe, yoga, chạy bộ, leo cầu thang,… đều được, quan trọng là phải được tập đều đặn hàng ngày. Tùy vào sở thích, cha mẹ hãy lựa chọn môn thể thao phù hợp để giúp chieu cao bé trai, chieu cao bé gái được phát triển tốt nhất.

Đối với những trẻ quá nhỏ chưa thể chơi được thể thao thì có thể cho con vận động, chơi các trò chơi khác. Khi cơ thể vận động sẽ kích thích các cơ quan phát triển, quá trình chuyển hoá diễn ra suôn sẻ hơn, các vitamin và khoáng chất dung nạp vào cơ thể sẽ có cơ hội để được thực hiện đúng vai trò của nó.

  • Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Nghiên cứu khoa học cho thấy hormone phát triển chiều cao được sản sinh trong lúc ngủ. Trẻ cần được ngủ đủ và sâu giấc để kích thích hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn.

Thông thường, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ 14-17h/ngày; trẻ từ 3-11 tháng tuổi ngủ 12-17h/ngày; trẻ mới biết đi từ 1-2 tuổi ngủ 11-14h/ngày; trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi ngủ 10-13h/ngày; trẻ em từ 6-13 tuổi ngủ 9-11h/ngày. Thời điểm hợp lý bắt đầu một giấc ngủ ban đêm là trước 9h tối. Ngoài việc chú ý đến thời lượng, cha mẹ cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Cần tạo không gian thoải mái, yên tĩnh và loại bỏ những yếu tố bất lợi để trẻ có giấc ngủ sâu giúp chiều cao phát triển vượt trội. Bên cạnh đó, hãy rèn cho con thói quen đi ngủ đúng giờ quy định để trẻ có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Cập nhật

Bảng dữ liệu được tham khảo từ: WHO

Bài viết liên quan

10 mốc khám thai quan trọng

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên biết

Mang thai là một hành trình vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không kém phần vất vả, kèm theo đó là những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, căng thẳng với bất kì những...

Chiều dài cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO mới nhất năm 2023, cập...

Trong quá trình mang thai, việc em bé có phát triển bình thường và khoẻ mạnh hay không là điều mà hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Một trong những chỉ số đánh...

TOP 10 môn thể thao giúp trẻ cao lớn

Yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và thói quen sinh hoạt hàng ngày là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong...
thực phẩm giúp trẻ tăng cân

12 thực phẩm giúp trẻ tăng cân lành mạnh

Vấn đề cân nặng của trẻ luôn được các bà mẹ Việt quan tâm hàng đầu. Chiều cao cân nặng bé trai, chiều cao cân nặng bé gái, thực phẩm giúp trẻ tăng cân,...

5 chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ cao lớn

Làm thế nào để phát triển chiều cao cho bé? Ăn gì giúp con cao lớn hay những chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ cao lớn là gì? là câu hỏi thường trực...
5/5 - (3 bình chọn)